HỖ TRỢ TƯ VẤN
Facebook

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

22-03-2017
482 Lượt xem

2.  Lợi ích của việc áp dụng ISO 14000

Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:

     - Ngăn ngừa ô nhiễm

ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì  chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.

     - Tiết kiệm chi phí đầu vào

Việc thực hiện hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất,... Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than, dầu,..

     - Chứng minh sự tuân thủ luật pháp

Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức.

     - Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài

Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu. Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác. Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có hệ thống QLMT hiệu quả như ISO 14001.

     - Gia tăng thị phần

Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức. Điều này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại.

     - Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan

Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,... những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).

3. Các bước áp dụng ISO 14000

Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.

·         Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR)
Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001

·         Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường ( IER )

·         Lập kế hoạch hành động

·         Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty

·         Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan

·         Ðặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường

Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường

·         Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo

·         Xây dựng chương trình quản lý môi trường.

·         Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống

·         Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản

·         Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường

·         Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường

Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường

·         Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả

·         Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường

·         Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường

Bước 4: Ðánh giá và Xem xét

·         Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty

·         Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo
Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000

·         Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục

Bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống

·         Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống

·         Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận
Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức

·         Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp

·         Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận

Bước 6: Duy trì chứng chỉ

·         Thực hiện đánh giá nội bộ

·         Thực hiện các hành động khắc phục.

·         Thực hiện đánh giá giám sát.

·         Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.

·         Không ngừng cải tiến.

Tin liên quan